• Hotline: 0914.348.397 - 032.697.5555
  • Email: tuanthanh@anninh.com.vn
  • Thời gian làm việc từ Thứ 2 - Chủ nhật: 08:00-19:00
  • Logo

  • vi
  • en

Tin Thị Trường

Phân Loại Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

  • Thứ sáu , Ngày 14/01/2022
  • Hộp đựng phương tiện chữa cháy có kết cấu từ tole có độ dày khoảng 0,8mm với kích thước từ 400x 500x 180 trở lên với lớp kính dày 5mm. Hộp chữa cháy được sơn bằng sơn tĩnh điện chống rỉ sét, không bị oxy hóa khi được đặt trong môi trường lạnh hoặc nóng.

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy được chia thành 2 loại bao gồm hộp đựng phương tiện chữa cháy trong nhà và hộp đựng phương tiện chữa cháy ngoài trời.

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy có dạng hộp hình chữ nhật trống với cửa đóng có ô kính hoặc nhựa trong được sử dụng để đựng các loại phương tiện cứu hỏa như cuộn vòi chữa cháy, lăng vòi chữa cháy (trong hệ thống họng nước chữa cháy vách tường), và các thiết bị chữa cháy khác.

    Tìm hiểu thêm:

    - Hộp chữa cháy vách tường
    - Hệ thống chữa cháy

    Cấu Tạo Và Phân Loại Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy

     

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy có kết cấu từ tole có độ dày khoảng 0,8mm với kích thước từ 400x 500x 180 trở lên với lớp kính dày 5mm. Hộp chữa cháy được sơn bằng sơn tĩnh điện chống rỉ sét, không bị oxy hóa khi được đặt trong môi trường lạnh hoặc nóng.

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy được chia thành 2 loại bao gồm hộp đựng phương tiện chữa cháy trong nhà và hộp đựng phương tiện chữa cháy ngoài trời.

    Về cơ bản, cấu trúc, màu sắc và cách sử dụng của hộp đựng phương tiện chữa cháy ngoài trời và trong nhà khá giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất là loại tủ sử dụng ngoài trời có thêm chân đế khá cao và mái che, trong khi đó tủ chữa cháy trong nhà không có chân đế- thường được lắp đặt trên tường.

    Hướng Dẫn Chọn Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Khi đi chọn hộp đựng phương tiện chữa cháy, các bạn nên chọn loại hộp có lớp tôn dày và mịn, màu sơn tươi và sáng bóng; cánh cửa hộp được đóng kín và khóa cẩn thận.

    Cạnh hộp phải có độ trơn khi chạm tay vào, nếu cạnh hộp không trơn người sử dụng sẽ dễ bị tổn thương khi bị lá tôn cứa vào tay.

    Nếu bạn đang tìm một loại hộp đựng phương tiện chữa cháy có chất lượng tốt với mức giá thành hợp lý, đừng quên tìm hiểu về: “Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy Phúc Thành”.

    Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường

     

    Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế quy định về hộp đựng phương tiện chữa cháy sử dụng trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường như sau:

    (1) Cửa của các tủ tường để đặt họng chữa cháy (hộp đựng phương tiện chữa cháy) cho phép làm bằng vật liệu dễ cháy.

    (2) Hộp đựng phương tiện chữa cháy phải được bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.

    (3) Hộp đựng phương tiện chữa cháy phải đặt khóa van, lăng phun nước, cuộn vòi mềm chữa cháy có đủ độ dài theo tính toán.

    (4) Số hộp đựng phương tiện chữa cháy âm tường phải tương ứng với số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà theo quy định tại TCVN-2622:1995; cụ thể như sau:

    Bố trí 1 hộp đựng phương tiện chữa cháy

    Những trường hợp cần bố trí 1 họng nước chữa cháy tương ứng với 1 hộp đựng phương tiện chữa cháy bao gồm:

    - Nhà hành chính cao 6 đến 12 tầng có khối tích đến 25.000m3.
    - Nhà ở gia đình cao từ 4 tầng trở lên, khách sạn và nhà ở tập thể, nhà công cộng cao từ 5 tầng trở lên có khối tích đến 25.000m3. Nhà ở kiểu đơn nguyên cao đến 16 tầng.
    - Bệnh viện, các cơ quan phòng bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng, nhà ga, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích từ 5.000m3 đến 25.000m3.
    - Các phòng bố trí dưới khán đài của sân vận động có khối tích từ 5.000m3 đến 25.000m3 và các gian thể dục thể thao có khối tích đến 25.000m3.
    - Nhà an dưỡng, nhà nghỉ mát, nhà bảo tàng, thư viện, cơ quan thiết kế có khối tích từ 7.500m3 đến 25.000m3. Nhà triển lãm có diện tích trưng bày dưới 500m2.
    - Hội trường, các gian khán giả có trang bị máy chiếu phim cố định, có sức chứa 300 đến 800 chỗ.

    Bố trí 2 hộp phương tiện chữa cháy

    Những trường hợp cần bố trí 2 họng nước chữa cháy tương ứng với 2 hộp đựng phương tiện chữa cháy bao gồm:

    - Nhà ở các loại cao 12 ÷ 16 tầng.
    - Nhà hành chính cao 6 ÷ 12 tầng.
    - Khách sạn, nhà tập thể, nhà an dưỡng, nhà nghỉ, bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, các loại cửa hàng, nhà ga, trường học có khối tích lớn hơn 25.000m3.
    - Nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích lớn hơn 25.000m3.
    - Các gian phòng bố trí dưới khán đài sân vận động và các gian thể dục thể thao có khối tích lớn hơn 25.000m3.
    - Nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hóa, rạp xiếc, phòng hòa nhạc có trên 800 chỗ, viện nghiên cứu khoa học.
    - Nhà sản xuất trừ những điều đã quy định trong điều 10 ÷ 17.
    - Các nhà kho có khối tích từ 5.000m3 trở lên chứa vật liệu dễ cháy hoặc vật liệu phòng cháy bảo quản trong các bao bì dễ cháy.

    Hướng Dẫn Lắp Đặt Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Hộp đựng phương tiện chữa cháy âm tường

     

    Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn những công tác cơ bản cần thực hiện trong quá trình lắp đặt hộp đựng phương tiện chữa cháy trong nhà, có thể là loại tủ lắp nổi hoặc tủ âm tường (tủ chữa cháy vách tường).

    Công Tác Chuẩn Bị Trước Khi Lắp Đặt Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Trước khi lắp đặt hộp đựng phương tiện chữa cháy, các bạn cần chuẩn bị một số vấn đề như sau:

    - Bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt.
    - Vật tư, phụ kiện tuân thủ theo trình duyệt vật tư đã được chủ đầu tư phê duyệt.
    - Kiểm tra mặt bằng thi công.
    - Kiểm tra chất lượng phụ kiện, không bị lồi;
    - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để lắp đặt.
    - Công Tác Lắp Đặt Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Sau khi xác định vị trí lắp đặt, tiến hành lên phương án đưa tủ từ vị trí tập kết đến vị trí lắp đặt, lưu ý:

    - Với những tủ kích thước và khối lượng lớn, khi vận chuyển cần lưu ý vị trí chằng buộc sao cho tủ không bị trầy, xước.
    - Lắp đặt và cố định tủ.
    - Kiểm tra cao độ, độ nghiêng của tủ.
    - Vệ sinh tủ sau khi lắp đặt.

    Những Lưu Ý Khi Lắp Đặt Hộp Đựng Phương Tiện Chữa Cháy

    Khi lắp đặt hộp đựng phương tiện chữa cháy, chúng ta cần tránh những lỗi thường gặp sau:

    - Lắp sai vị trí, lắp sai khoảng cách,… không đủ khoảng cách dự phòng cho tương lai.
    - Thiếu bu-lông cố định, tủ chữa cháy được lắp không ngay ngắn.
    - Không vệ sinh tủ sau khi lắp đặt.
    - Lưu ý chiều của cánh tủ sau khi lắp đặt, tránh trường hợp lắp ngược, hoặc lắp không ngay ngắn.
    - Trên đây là một số vấn đề cơ bản về hộp đựng phương tiện chữa cháy. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

    Tìm hiểu thông tin về các thiết bị khác trong hệ thống họng nước chữa cháy vách tường:

    Lăng phun chữa cháy
    Vòi chữa cháy
    Van chữa cháy
    Vòi chữa cháy Rulo

    Bài viết liên quan

  • Hệ thống điều khiển xả khí tự động
    • Hệ thống điều khiển xả khí tự động

      Hệ thống điều khiển xả khí tự động gồm các thiết bị lắp đặt kết nối với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong bài viết này, Công ty IPCA sẽ giới thiệu với các bạn một số thông tin cơ bản về hệ thống điều khiển xả khí tự động.

    TOP